Sân cỏ nhân tạo là gì? Câu hỏi này không phải ai cũng có thể trả lời cặn kẽ. Mặc dù với những người đam mê bóng đá, sân cỏ nhân tạo không xa lạ gì. Nhưng để tìm hiểu lịch sử ra đời, ưu điểm, nhược điểm cũng như những tính năng của mặt sân này không hề dễ. Trong bài viết sau Redleosport.com sẽ thông tin chi tiết và đầy đủ về loại mặt sân rất phổ biến này. Mời bạn cùng theo dõi!

Mặt sân cỏ nhân tạo đang được dùng phổ biến hiện nay. Ảnh: Internet
1. Tìm hiểu khái niệm sân cỏ nhân tạo là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm sân cỏ nhân tạo là gì chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử cỏ nhân tạo với 4 điểm sau:
- Cỏ nhân tạo ra đời năm 1960 tại Mỹ. Sau đó lan rộng ra khắp châu Âu, rồi năm 1990 tới Trung Quốc.
- Cỏ nhân tạo còn được gọi là cỏ nhựa. Vì loại cỏ này được sản xuất từ sợi nhựa tổng hợp, được mô phỏng theo hình dáng, cấu trúc của cỏ tự nhiên.
- Hiện nay trên thị trường có 3 loại cỏ nhân tạo phổ biến: (1) Cỏ nhân tạo đơn dạng đùn; (2) Cỏ nhân tạo đơn dạng cắt; (3) Cỏ nhân tạo đơn dạng lưới.
- Cỏ nhân tạo đơn dạng đùn có độ dày, mềm và độ bền cao hơn. Cỏ nhân tạo đơn dạng cắt có bề mặt lệch sáng, phản quang khi có ánh sáng mặt trời. Cỏ nhân tạo đơn dạng lưới phải sử dụng một thời gian tới tách sợi như cỏ thật.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm sân cỏ nhân tạo như sau: “Sân cỏ nhân tạo là mặt sân được trải cỏ nhân tạo thay cho cỏ tự nhiên để phục vụ một nhu cầu nào đó. Thông thường các mặt sân này gồm có sân bóng đá, sân bóng chày hay mặt sân các loại khác”.

Cỏ nhân tạo ra đời vào năm 1960 tại Mỹ. Ảnh: Internet
2. Sân cỏ nhân tạo có những ưu điểm gì?
Không phải ngẫu nhiên mà sân cỏ nhân tạo ra đời. Trên thực tế mặt sân cỏ này có vô số đặc tính nổi bật hơn cỏ tự nhiên. Cụ thể, những ưu điểm sau đã giúp sân cỏ nhân tạo được sử dụng nhiều trên thế giới.
2.1. Giảm chi phí khi dùng sân cỏ nhân tạo
- Việc lắp đặt sân cỏ tự nhiên đòi hỏi công chăm sóc, cắt tỉa, bảo dưỡng… rất tốn chi phí. Trong khi đó mặt sân cỏ nhân tạo không tốn chi phí này.
- Sân cỏ nhân tạo sử dụng trong mọi thời tiết (nóng hoặc lạnh). Điều này với một số quốc gia là cực kỳ cần thiết vì họ không thể đầu tư sân cỏ tự nhiên. Ví dụ ở Nhật Bản đa số mặt sân bóng đá đều là sân cỏ nhân tạo.
- Công nghệ sản xuất cỏ nhân tạo ngày càng tiên tiến. Những lớp cỏ nhân tạo sau này được cải tiến về cấu trúc, chất liệu nên tăng độ bền theo thời gian. Điều này sẽ giảm gánh nặng chi phí đáng kể.
- Cỏ nhân tạo hầu như không cần đến bất kỳ chi phí bảo dưỡng nào trong những năm đầu tiên khai thác. Riêng tuổi thọ mỗi mặt sân trung bình kéo dài đến 7 năm.

Công nhân dán để làm mặt sân cỏ nhân tạo. Ảnh: Internet
2.2. Sân cỏ nhân tạo có tần suất khai thác vượt trội
- Với sân cỏ tự nhiên mỗi tuần chỉ có thể đá 2 trận trong 90 phút. Vì thời gian còn lại cần để cỏ phục hồi, bảo dưỡng, chăm sóc. Đó là chưa kể những khi thời tiết xấu trận đấu trên sân cỏ tự nhiên có thể bị hoãn lại.
- Với sân cỏ nhân tạo tần suất khai thác là vượt trội. Theo số liệu thống kê, mỗi sân cỏ nhân tạo có thể đá 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Hơn thế, dù thời tiết nào thì vẫn có thể đá trên mặt sân cỏ nhân tạo.
2.3. Sân cỏ nhân tạo bền màu hơn
- Với sân cỏ tự nhiên càng về sau cỏ sẽ bị phai màu. Bên cạnh đó tùy vào điều kiện thời tiết mà chất lượng cỏ sẽ giảm sút rõ rệt. Điều này chúng ta dễ thấy ở các sân cỏ trong nước, ví dụ sân của CLB Sông Lam Nghệ An chẳng hạn.
- Với sân cỏ nhân tạo độ bền màu gần như tuyệt đối. Vì cỏ nhân tạo hiện nay không phai màu, lúc nào sân cũng ngập tràn khoảng xanh. Điều này tạo cảm giác thích thú cho cầu thủ lẫn cổ động viên. Tất nhiên còn phải phụ thuộc vào sân cỏ nhân tạo đó đạt chuẩn quốc tế hay không nữa.
2.4. Sân cỏ nhân tạo dễ lắp đặt và có độ bền cao
- Cỏ nhân tạo có thể lắp đặt trên nhiều mặt sân khác nhau: cát, đất, gạch, bê tông…
- Độ bền sân cỏ nhân tạo luôn cao. Trung bình mỗi mặt sân được khai thác tối đa có thể dùng trong 5 đến 10 năm không cần thay mới.
2.5. Cỏ nhân tạo bảo vệ môi trường
- Tất cả vật liệu sử dụng làm cỏ nhân tạo đều theo tiêu chuẩn quy định về môi trường.
- Chất liệu để sản xuất cỏ nhân tạo không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Dùng sân cỏ nhân tạo đồng nghĩa với việc không sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ bãi cỏ.

Hiện nay có nhiều quốc gia áp dụng tiêu chuẩn sân cỏ nhân tạo để thi đấu. Ảnh: Internet
3. Sân cỏ nhân tạo có nhược điểm không?
Sân cỏ nhân tạo cũng có nhiều nhược điểm. Đó cũng là lý do khiến nhiều giải đấu chuyên nghiệp hiện nay không dùng mặt sân cỏ nhân tạo.
- Sân cỏ nhân tạo không được dùng xăng dầu, chất cháy… vì dễ gây cháy nổ.
- Mặt sân cỏ nhân tạo tương đối cứng. Đặc biệt nếu lắp trên nền xi măng như sân cỏ hiện nay tại Việt Nam.
- Cầu thủ khi chơi trên sân cỏ nhân tạo dễ bị chấn thương hơn. Chúng ta dễ thấy điều này ở SEA Games 31 tại Philipines, khi các cầu thủ chúng ta phải đá trên sân cỏ nhân tạo.
- Chi phí lắp đặt ban đầu khá cao, tùy vào diện tích.
Như vậy, bài viết trên Redleosport vừa giúp bạn trả lời câu hỏi sân cỏ nhân tạo là gì. Bên cạnh đó là những thông tin chi tiết về ưu lẫn nhược điểm của mặt sân cỏ này. Hy vọng qua thông tin đó sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn sân cỏ nhân tạo nói chung mà trong bóng đá nói riêng.
Đức Lộc