Các chấn thương thường gặp khi đá bóng mà người chơi cần biết

Các chấn thương thường gặp khi đá bóng bao gồm bong gân, gãy xương, rách sụn… Với những chấn thương này tùy vào từng mức độ mà có thể dẫn đến những hậu quả nhất định. Về cơ bản, hầu hết các cầu thủ đá bóng đều dính chấn thương, vì đây là một môn thể thao mạnh mẽ và việc va chạm là điều khó tránh khỏi. Sau đây là những chấn thương thường gặp ở môn thể thao này, Redleosport.com giới thiệu đến bạn để biết và có thể phòng ngừa.

các chấn thương thường gặp khi đá bóng

Bóng đá là môn thể thao dễ dẫn đến chấn thương. Ảnh: Internet

1. Các chấn thương thường gặp khi đá bóng là bong gân và đau cơ

Trong danh sách các chấn thương thường gặp khi đá bóng thì bong gân và chấn thương cơ là loại phổ biến nhất. Hầu hết các cầu thủ đều gặp phải tình trạng này.

  • Bong gân: Là loại chấn thương dây chằng. Khi một cầu thủ hoạt động mạnh, hoặc tranh chấp với đối thủ sẽ dẫn đến rách hoặc giãn phần dây chằng nối giữa các khớp.
  • Đau cơ: Là loại chấn thương xảy ra ở phần bắp thịt hoặc dây gân. Loại này thường nằm ở phần dây gân sau đồi gối và bắp thịt lưng.

Để xử lý 2 chấn thương trên, trong bóng đá thường áp dụng các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: Sau đi bong gân hoặc đau cơ cầu thủ cần ngừng vận động sau 24 đến 48 giờ. Nếu được thì sử dụng nẹp, nạng… hỗ trợ đi lại.
  • Chườm lạnh: Đây là cách được áp dụng nhiều nhất. Khi đau cơ, bong gân cầu thủ sẽ được chườm đá lạnh sau mỗi 20 phút để giảm sưng. Chườm lạnh liên tục sau 48 giờ.
  • Dùng băng ép: Nếu tình trạng nặng cầu thủ phải dùng băng thun quấn quanh chỗ chấn thương.
  • Nằm gối cao: Trường hợp chấn thương cánh tay, chân thì cầu thủ cần nằm kê gối cao ở các bộ phận chấn thương. Việc làm này để giảm sưng, bầm tím.

2. Chấn thương nguy hiểm nhất trong bóng đá là gãy xương

Chấn thương ảm ánh nhất với một cuộc đời cầu thủ là gãy xương. Bởi vì loại chấn thương này khiến họ có thể phải từ giã sân cỏ nếu không được điều trị đúng cách. Theo số liệu sống kê, tình trạng gãy xương chiếm khoảng 25% chấn thương nghiêm trọng của bóng đá. Và các vùng dễ chấn thương nhất gồm: ngón tay, chân, cổ tay…

Trên các giải đấu, từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư đều thường xuyên có chấn thương này. Ví dụ, nếu bạn yêu câu lạc bộ MU sẽ thấy hậu vệ Luke Shaw từng gãy chân kinh hoàng thế nào. Hay ở Việt Nam, trường hợp cầu thủ Anh Khoa (CLB Đà Nẵng) phải giải nghệ vì bị Quế Ngọc Hải đạp và gãy chân…

Để chữa gãy xương, bên cạnh yêu cầu có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp thì cầu thủ phải được khám tổng thể. Trong đó độ tuổi, dinh dưỡng, lưu lượng máu đến xương rất quan trọng. Vì thế đa số cầu thủ bị gãy xương phải chuyển ra các bệnh viện nước ngoài, nhờ đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm điều trị mới mong tiếp tục thi đấu được. Ngoài ra, quá trình điều trị cầu thủ cần lưu ý 3 điểm:

  • Không hút thuốc lá: Việc hút thuốc sẽ giảm lưu lượng máu đến xương. Do đó nếu bị gãy xương cầu thủ cần bỏ thuốc lá.
  • Ăn uống cân bằng: Để hồi phục gãy xương cầu thủ cần ăn uống cân bằng. Mỗi bữa ăn cần có chất xơ, canxi, protein, vitamin đầy đủ…
  • Sử dụng canxi hợp lý: Canxi là yếu tố cần thiết để chữa lành xương, nhưng uống quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ. Do đó nếu gãy xương việc dùng canxi cần có tư vấn bác sĩ.
chấn thương khi đá bóng

Luke Shaw của MU từng gặp phải chấn thương gãy chân. Ảnh: Internet

3. Đá bóng thường bị viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles là loại chấn thương ở phía sau mắt cá chân. Chấn thương này thường xảy ra khi cầu thủ tranh chấp bóng hoặc bị đối thủ chơi tiểu xảo. Với tình trạng chấn thương này cầu thủ phải điều trị kịp thời, đúng cách để tránh nguy cơ đứt gân.

Việc điều trị chấn thương này cần phối hợp 3 yếu tố:

  • Giảm phản ứng viêm ở gân.
  • Hạn chế vận động vùng gân bị viêm.
  • Điều trị phục hồi chức năng của gân, khớp cơ.

Ngoài ra để giảm đau và nhanh chóng phục hồi, khi gặp chấn thương này cầu thủ cần chườm đá lạnh để giảm sưng. Ngoài ra, cần dùng thêm các phương pháp vật lý trị liệu ở khu vực viêm.

4. Bong gân mắt cá chân – một loại chấn thương thường gặp

Trong các chấn thương thường gặp khi đá bóng còn còn gọi tên một nỗi ám ảnh khác: bong gân mắt cá chân. Loại chấn thương này xảy ra ở mắt cá chân, tuy nhiên có nhiều triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều cầu thủ lúng túng khi xử lý. Cụ thể chấn thương này thường có các triệu chứng gồm:

  • Sưng khớp mắt cá chân.
  • Đau quanh mắt cá chân.
  • Đau đớn, khó chịu khi cố gắng đi lại.
  • Khó nhấc mắt cá chân lên hoặc xuống.
  • Bầm tím quanh mắt cá chân, đôi khi cả bàn chân và ngón chân.

Để điều trị, cầu thủ cần thực hiện các phương pháp như bong gân ở phần 1. Ngoài ra, các trường hợp nặng thì phải phẫu thuật.

chấn thương dây chằng chéo

Mỗi loại chấn thương sẽ có cách điều trị khác nhau. Ảnh: Internet

5. Chấn thương dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước là một loại chấn thương ở đầu gối. Loại chấn thương này khá phổ biến và cầu thủ cần khá nhiều thời gian để bình phục. Tùy vào từng mức độ chấn thương mà có các cách điều trị khác nhau. Trong đó cầu thủ khi bị chấn thương này cần hạn chế cử động, cần dùng nạng để di chuyển. Ngoài ra khi chấn thương dây chằng chéo, cầu thủ có thể phẫu thuật hoặc không.

  • Phẫu thuật: Áp dụng với cầu thủ chấn thương nặng. Có thể bị đứt và rách dây chằng chéo ở mức độ cao.
  • Không phẫu thuật: Áp dụng khi chấn thương nhẹ. Lúc này cầu thủ chỉ cần dùng vật lý trị liệu và băng hỗ trợ.

6. Rách sụn – một loại chấn thương cầu thủ thường gặp

Ngoài các chấn thương thường gặp khi đá bóng ở trên cầu thủ còn dễ bị rách sụn. Cụ thể phần sụn chêm ở đầu gối khi bị tác động mạnh sẽ dẫn đến bị rách gây đau, sưng và cứng khớp.

Tương tự các chấn thương khác, tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị khác nhau.

  • Không phẫu thuật: Với vết rách sụn nhỏ. Lúc này cầu thủ cần nghỉ ngơi, chườm đá, cố định băng ép và nâng cao chân khi nằm.
  • Phẫu thuật: Với vết rách sụn lớn. Lúc này cầu thủ phải phẫu thuật để phục hồi vết sụn bị rách.
chấn thương đau cơ

Do vận động mạnh nên hầu hết cầu thủ đá bóng đều gặp chấn thương. Ảnh: Internet

Bài viết trên Redleosport vừa giới thiệu sơ nét về các chấn thương thường gặp khi đá bóng. Ngoài danh sách đó còn có thêm nhiều chấn thương khác ở đầu, ngực và các bộ phận trên cơ thể. Hy vọng rằng với những kiến thức cơ bản trên sẽ phần nào giúp bạn hạn chế được chấn thương khi thi đấu bóng đá.

Đức Lộc